Thời điểm giao mùa, thời tiết diễn biến phức tạp khiến trẻ dễ bị bệnh. Hơn nữa, dịch sốt xuất huyết vừa tạm thời lắng xuống, dịch thủy đậu lại bùng phát, có thể dẫn tới nguy cơ dịch chồng dịch gây không ít lo lắng cho các gia đình có trẻ nhỏ.
Theo khuyến cáo của các bác sĩ, để phòng bệnh dịch hiệu quả cho trẻ nhỏ, việc cần làm trước tiên của các bậc cha mẹ là tăng đề kháng cho con.
Dịch thủy đậu bùng phát, lây nhiễm sang nhiều người
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), thời tiết thay đổi thất thường, nhiệt độ ngày đêm chênh lệch, tình hình bệnh thủy đậu đang khá phức tạp, số ca mắc bệnh đang tăng nhanh. Sau hơn 1 tháng xuất hiện ổ thủy đậu đầu tiên của năm 2017 tại TP HCM, giờ đây, thủy đậu đã bùng phát trở lại, với tốc độ lây lan nhanh, đặc biệt nhiều trường hợp lây nhiễm qua lại giữa người lớn – trẻ nhỏ. Hiện tại, hai bệnh viện (BV) Nhi lớn ở TP HCM là BV Nhi đồng 1 và BV Nhi đồng 2 đã ghi nhận nhiều trường hợp mắc thủy đậu là trẻ em. BV Nhi đồng 1 hiện ghi nhận gần 30 trường hợp điều trị nội trú. Nhiều trường hợp không thống kê được vì trẻ lớn bị mắc bệnh, gia đình tự để ở nhà điều trị mà không nhập viện.
Theo BS Vũ Mạnh Cường, Trẻ em trong độ tuổi từ 2-8 tuổi có nguy cơ mặc bệnh cao nhất, ngoài ra người lớn vẫn có thể nhiễm bệnh nếu không được phòng ngừa đầy đủ. Người lớn, đặc biệt là phụ nữ mang thai, mắc thủy đậu có khả năng biến chứng và nặng hơn trẻ em.
Nguy hiểm hơn, các loại dịch bệnh nêu trên lại đang có xu hướng xảy trong cùng một thời điểm nên với những trẻ có sức đề kháng kém hoặc trẻ không được chăm sóc đúng cách và đủ chất dinh dưỡng sẽ có nguy cơ cùng lúc bị lây nhiễm chéo hoặc mắc hết bệnh này đến bệnh kia.
Tăng sức đề kháng cho trẻ để phòng dịch bệnh
Hệ miễn dịch hay sức đề kháng là rào chắn bảo vệ cơ thể, chống lại các tác nhân gây bệnh, đặc biệt quan trọng với trẻ nhỏ. Do đó, để đối phó với dịch bệnh hiệu quả, Bộ Y tế khuyến cáo, ngoài việc tiêm phòng đầy đủ các dịch bệnh nguy hiểm như uốn ván, lao, viêm não Nhật Bản, sởi… theo chương trình tiêm chủng quốc gia, các bậc phụ huynh cần giữ gìn vệ sinh cho con bằng cách thực hiện 3 sạch - ăn uống sạch, ở sạch, đồ chơi sạch…
Bên cạnh đó, phụ huynh cần hạn chế để trẻ tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh; diệt muỗi và tránh để trẻ bị muỗi đốt; nên cho trẻ ngủ đúng và đủ giờ; nên cho trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu sinh tố như cam, xoài, lê , đu đủ, cà rốt, bí đỏ, súp lơ, cà chua, các loại đậu… Kết hợp với thịt, cá, trứng… sẽ bổ sung thêm các vitamin A, E, B9, B6, B12, kẽm, selen… giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Các chuyên gia y tế cũng cho rằng, ngoài các biện pháp trên, biện pháp hữu hiệu, an toàn và kinh tế hơn cả để hạn chế việc trẻ ốm, đặc biệt là đối với trẻ trong vùng có dịch phải nhập viện thì các bậc cha mẹ nên chủ động bổ sung các vi chất cần thiết nhằm tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật cho trẻ.
Hiện nay, việc bổ sung các vi chất tăng cường miễn dịch cho trẻ thông qua các loại Siro tăng đề kháng được chiết xuất từ hoa cúc tím Echinacea, Thymomodulin, tinh chất men bia, kẽm, lysine, selen, vitamin nhóm B,… đang được nhiều chuyên gia dinh dưỡng đặc biệt khuyên dùng. Đây được đánh giá là giải pháp hữu hiệu để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh cho trẻ, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến ngày càng phức tạp như hiện nay.