Vinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo Slider

Viêm thanh quản là bệnh lý rất phổ biến ở trẻ nhỏ, thường gặp khi thay đổi thời tiết, viêm nhiễm có thể lan nhanh từ mũi họng xuống thanh quản và ngược lại làm cho trẻ khó chịu ,đặc biệt có thể gây ra biến chứng nguy hiểm chính vì thế cha mệ cần phát hiện và điều trị sớm cho trẻ.

Bệnh viêm thanh quản là gì?

Viêm thanh quản là tình trạng đường hô hấp bị viêm, sưng, giọng nói của trể ồm ồm khó nghe hơn bình thường, trẻ ho sặc sụa, thường xảy ra ở trẻ 6 tháng đến 3 tuổi, vì ở lứa tuổi này hệ hô hấp của bé còn chưa phát triển hoàn chỉnh dễ nhiễm bệnh. Viêm thanh quản có thể ngắn ngủi (cấp tính) hoặc lâu dài (mãn tính). Hầu hết các trường hợp viêm thanh quản được kích hoạt bởi nhiễm virus tạm thời hoặc biến dạng giọng nói và không nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân chủ yếu của viêm thanh quản ở trẻ là do virut thâm nhập vào thanh quản của trẻ gây ra. Có rất nhiều virut khác nhau, kể cả các virut ở đường hô hấp, virut gây bệnh sởi… có thể gây viêm thanh quản. Đôi khi bệnh có thể được gây ra bởi vi khuẩn.

viem thanh quan

Triệu chứng

Khi trẻ bị viêm thanh quản triệu chứng chủ yếu là ho liên tục dai dẳng, kèm theo chảy nước mũi, khàn tiếng, sốt, quấy khóc, biếng ăn, đường thở của trẻ thường phù nề, gây khó thở ở trẻ có thể làm tử vong nếu không can thiệp kịp thời, tình trạng phù nề có thể lan xuống cả khu vực khí quản và phế quản. Nếu như cha mẹ không phát hiện sớm thì khoảng ngày thứ tư của bệnh trẻ khó thở hơn, có tiếng ho ông ổng như chó sủa khi viêm lan đến xuống hạ thanh môn, khi thanh quản co thắt trẻ sẽ khó thở người có thể tím tái. Lâu dần bệnh sẽ càng ngày càng ngày càng xấu đi nếu không can thiệp sốt cao 39 – 40 độ, môi khô, lưỡi bẩn, soi thanh quản thấy xuất tiết nhiều nhầy, dây thanh xung huyết, khó thở tăng có thể nguy hiểm tới tính mạng.

Biến chứng bệnh viêm thanh quản

Viêm thanh quản nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng tai hoặc viêm phổi, nếu tình trạng nhiễm trùng tiến triển nặng có thể làm trẻ hẹp đường hô hấp làm trẻ không thể thở được, nên khi thấy dấu hiệu bệnh nặng cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện.

Điều trị viêm thanh quản ở trẻ

Hầu hết những trẻ có chuyển biến tốt dần lên trong khoảng 1 vài ngày thì không cần phải điều trị. Nếu bệnh kéo dài hơn hoặc tình trạng bệnh nặng thì cần điều trị kịp thời với những lưu ý chăm sóc sau:

- Cho trẻ uống nước thường xuyên để đảm bảo trẻ không bị mất nước hoặc thiếu nước.

- Việc cho trẻ đứng hoặc ngồi thẳng đầu nhiều hơn sẽ tốt hơn là để trẻ nằm vì trẻ sẽ thở tốt hơn.

- Việc xông hơi nước vào mũi đã được sử dụng trong nhiều năm để điều trị viêm thanh quản, nhưng chưa có bằng chứng khoa học để chứng minh rằng nó thực sự tốt.Tuy nhiên nếu trẻ bị viêm nhẹ thì nó sẽ hữu ích trong việc làm cho trẻ cảm thấy thoải mái hơn. Ngoài ra, bạn có thể mở vòi nước nóng trong phòng tắm để nước chảy và đóng cửa phòng tắm lại để giữ lấy hơi nước sau đó cho trẻ đứng trong đó hít thở hơi nước đó nó sẽ làm trẻ dễ chịu hơn nhưng bạn cần ở bên cạnh trẻ, đề phòng trẻ nghịch nước hoặc bị bỏng vì nước quá nóng.

viem thanh quan

- Việc sử dụng thuốc cho trẻ trong trường hợp này cần tuyệt đối tuân theo ý kiến bác sỹ. Bạn nên đưa trẻ đi khám và mua thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ, không nên tự ý mua thuốc về để điều trị từng triệu chứng của trẻ như ho, nghẹt mũi….

- Trong trường hợp nặng hơn, mẹ cần liên hệ với bác sĩ ngay lập tứchoặc gọi xe cứu thương khẩn cấp nếu trẻ có hiện tượng ngất xỉu, không thể thở được, da ở xung quanh miệng có màu xanh hoặc da xung quanh cổ hoặc lồng ngực của trẻ co rút lại. Các bác sĩ có thể giúp trẻ có thêm nhiều oxy bằng cách sử dụng ống dẫn oxy cho trẻ thở. Sau đó các bác sỹ sẽ điều trị cho trẻ bằng cách tiêm hoặc cho trẻ dùng kháng sinh, thuốc chống viêm, giảm phù nề, sử dụng thuốc chống co thắt nếu trẻ bị co thắt thanh quản, nhiều trẻ có chỉ định truyền dịch tĩnh mạch. Nếu tình trạng bệnh không giảm thì các bác sỹ có thể sẽ dùng đến ống để dẫn khí vào khí quản để giúp trẻ thở.

Phòng tránh bệnh viêm thanh quản cho trẻ như thế nào?

Cha mẹ nên chú ý giữ ấm cho trẻ khi trời lạnh, thay đổi thời tiết, hạn chế cho trẻ đến chỗ đông người, cung cấp một chế độ dinh dưỡng cân đối và phù hợp cho trẻ trong từng giai đoạn, giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ hàng ngày.