Theo thống kê của Viện dinh dưỡng Quốc gia, tình trạng trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thấp còi (SDD) hiện nay vẫn ở mức cao (24,6%). Chính vì vậy, Ginkid sẽ hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ bị SDD hợp lý, giúp con lấy lại sức khỏe và phát triển toàn diện.
Trẻ suy dinh dưỡng thấp còi - Cần chămsóc cả tâm lý!
Chăm sóc tâm lý là yếu tố thường xuyên bị các bậc phụ huynh bỏ qua. Tuy nhiên, đây lại chính là một giải pháp giúp chăm sóc trẻ phát triển toàn diện. Đặc biệt với đối tượng trẻ em bị SDD thấp còi dễ bị đem ra so sánh hay bị các bạn chế giễu, ba mẹ lại càng phải chú ý theo dõi tâm lý để hiểu con hơn. Trẻ cần được khích lệ, chuyện trò, nô đùa, âu yếm, yêu thương,... Ba mẹ cũng có thể chăm sóc tâm lý con yêu bằng cách cùng con chơi các trò chơi vận động hay các môn thể thao như bơi lội, đạp xe, chạy bộ, đánh cầu lông,… Như vậy, con vừa được tăng cường vận động, vừa cảm thấy gắn kết với ba mẹ hơn. Đồng thời, người lớn cần tránh mắng mỏ con, hoặc xung đột, cãi vã ngay trước mặt trẻ.
Vận động ngoài trời cũng là một biện pháp chăm sóc tâm lý trẻ suy dinh dưỡng thấp còi
Trẻ suy dinh dưỡng thấp còi - Cần được xây dựng thực đơn phù hợp với lứa tuổi.
Một chế độ dinh dưỡng phù hợp đóng vai trò rất quan trọng với trẻ nhỏ, đặc biệt là với trẻ suy dinh dưỡng thấp còi.
Với trẻ từ 0-6 tháng tuổi: Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ nhỏ với lượng dưỡng chất cũng như kháng khuẩn lớn hơn bất kì loại thực phẩm nào. Do đó, mẹ nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu tiên.
Từ 6-24 tháng: Ở giai đoạn này, trẻ đã bắt đầu mọc răng và tập nhai, mẹ nên tiếp tục cho con bú và ăn bổ sung thêm bằng bột, súp, cháo (cháo loãng hoặc cháo đặc theo từng giai đoạn phát triển của bé). Các món ăn bổ sung thêm cần bù đắp được sự thiếu hụt năng lượng, sắt, Vitamin A để trẻ tăng trưởng và phát triển bình thường, phòng chống SDD và thiếu hụt vi chất.
Với các trẻ lớn hơn, từ trên 2 tuổi, mẹ lưu ý cho trẻ ăn đủ các nhóm thực phẩm, vừa đảm bảo nhu cầu năng lượng vừa cân đối giữa nhóm đạm, mỡ, đường, vi chất dinh dưỡng.
Các lưu ý cho mẹ khi cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi ăn
Đầu tiên, mẹ hãy luôn nhớ cho trẻ ăn đúng giờ, tránh thời điểm trẻ buồn ngủ, cáu gắt, bỏ bữa. Mẹ cũng không nên vì quá lo lắng mà ép con ăn, vì như vậy có thể làm con trẻ sợ hãi, ăn ngậm, thậm chí giả nôn trớ để không phải ăn.
Về cách cho trẻ ăn, Ginkid mách mẹ các nguyên tắc như sau:
–Tăng dần lượng protein: Với trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi, cần phải tăng lượng protein hơn nhu cầu bình thường để nhanh chóng phục hồi tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn: Tăng dần calo/kg từ 90-150 Kcalo/kg/ngày, và tăng dần lượng protein từ 2g/kg lên 5-7g/kg/ngày. Nên dùng các loại có nguồn gốc động vật như: trứng, thịt, sữa, cá, tôm, cua… và có thể dùng các protein có nguồn gốc thực vật như đậu, đỗ, lạc, vừng.
–Tăng dầu mỡ, băm nhỏ thực phẩm, nấu mềm: Cần tăng dầu mỡ cho bữa ăn hàng ngày của trẻ vì dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm. Khi chế biến phải băm nhỏ thực phẩm, nấu mềm, nêm nếm phù hợp với khẩu vị của trẻ.
–Tăng bữa ăn: Cho trẻ ăn 5 –6 bữa/ngày thay vì 3 bữa, cho trẻ ăn thêm bữa tối trước khi ngủ. Trong bữa chính nếu trẻ ăn ít hơn nửa chén thì cho trẻ uống nửa ly sữa, nửa cốc sữa chua, ăn nửa quả chuối… để vừa với sức của trẻ và trẻ đỡ chán ăn.
– Ngoài ra, cần bổ sung một số vi chất dinh dưỡng (vitamin và muối khoáng) để trẻ nhanh chóng phục hồi tình trạng dinh dưỡng, kích thích trẻ ăn ngon miệng, hấp thu tốt.