Vinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo Slider

Nấu thực phẩm quá lâu, nhiệt độ quá cao, chiên rán nhiều… là những thói quen nấu nướng của mẹ vô tình làm mất đi các loại vitamin, và khoáng chất dẫn đến bữa ăn cho trẻ không đảm bảo đủ dinh dưỡng.

Giữ vitamin bằng nhiệt độ thích hợp

Mẹ không nên nấu quá lâu thực phẩm, vì cùng với nhiệt độ cao sẽ làm mất đi rất nhiều dinh dưỡng, nhất là với các vitamin và khoáng chất. Với các món ninh, hầm thì mẹ nên đậy kín nắp nồi hoặc sử dụng nồi áp suất để nấu. Cùng cách này khi nấu thực phẩm glucid (nấu cơm, cháo…) cũng không nên mở nắp nồi nhiều vì sẽ làm “bay” đi các dưỡng chất.

Với nhóm thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, sữa,… khi chế biến không nên vượt quá 150°C, nhiệt độ an toàn để nấu chín và diệt khuẩn là 100°C. Nếu nấu ở nhiệt độ cao và thời gian nấu dài sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của protein đồng thời sẽ tạo ra các liên kết khó tiêu - nhất là đối với trẻ nhỏ thì mẹ càng nên chú ý về vấn đề này vì hệ tiêu hóa của con dễ bị ảnh hưởng.

không nên nướng các loại thịt ở nhiệt độ quá cao

Nên nướng các loại thịt ở nhiệt độ không quá 150°C

Hạn chế các món chiên rán

Với nhóm thực phẩm giàu chất béo thì càng cần phải chú ý đến thời gian và nhiệt độ nấu. Vì các axit béo không no sẽ bị oxy hóa làm mất tác dụng dinh dưỡng và sản sinh ra những chất độc có hại cho cơ thể.

Các món chiên rán thường là khoái khẩu của trẻ, tuy nhiên mẹ cần hạn chế nấu món này cho cả nhà bởi thực phẩm sau khi trải qua quá trình chế biến ở nhiệt độ cao, thành phần chất dinh dưỡng bị mất đi nhiều, vitamin, axit béo cần thiết bi biến chất khiến cơ thể khó hấp thụ và gây trở ngại cho việc hấp thụ chất dinh dưỡng khác. Ngoài ra, mẹ nên tránh việc dùng lại dầu rán đã qua sử dụng để an toàn hơn.

Đối với nhóm vitamin rất dễ bị hao hụt nhiều bởi các yếu tố như nhiệt độ, không khí, nước, chất béo. Một số nghiên cứu cho thấy lượng vitamin mất do quá trình nấu nướng: vitamin C mất 50%; vitamin B1 mất 30%; caroten mất 20%.

Mẹ có thể tham khảo bảng các yếu tố làm ảnh hưởng đến hàm lượng của các vitamin trong thực phẩm dưới đây:

Ham luong vitamin trong cac thuc pham

(Nguồn: American Dietetic Association Complete Food and Nutrition Guide, 2012)

Từ bảng trên cho thấy, các thực phẩm chứa vitamin tan trong nước như vitamin B1, B2, B6, B7, B12, vitamin C thì mẹ cần chú ý không ngâm thực phẩm lâu trong nước, giảm lượng nước nấu trong các món ăn để tránh hao hụt.

Ngoài ra, với thực phẩm chứa vitamin tan trong dầu như vitamin A, vitamin D, vitamin E - dễ bị bão hòa trong dầu, mỡ,… Mẹ có thể lựa chọn phương pháp hấp hay nướng thay vì chiên, xào để giữ được nhiều chất dinh dưỡng và lượng vitamin của thực phẩm. Cần đảm bảo đủ nhiệt và đủ thời gian cho thực phẩm chín vừa, không để quá lâu sẽ làm mất các chất dinh dưỡng khi đun ở nhiệt độ cao.

Với nhóm khoáng chất (canxi, kẽm, selen,...) mẹ nên tận dụng cả phần cái và nước của món ăn trong khi sử dụng. Bởi, trong quá trình nấu có sự biến đổi về số lượng do chúng hòa tan vào nước.

Bên cạnh những thông tin trên, mẹ cũng cần đặc biệt lưu ý: Lượng vitamin và khoáng chất cần cung cấp cho cơ thể rất ít, nhưng nếu trẻ bị thiếu trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng,… Do cơ thể không tự tổng hợp được, nên phải phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ ăn và thực phẩm bổ sung. Tuy nhiên, trong chế biến có thể làm hao hụt các chất dinh dưỡng này

Để đảm bảo cung cấp đủ các loại vitamin và khoáng chất thì mẹ có thể bổ sung cho con sản phẩm đa vi chất có chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu như: các loại vitamin (A, B1, B2, B6, B12, C, D3, K2MK7) và khoáng chất (Kẽm, selen, canxi,...),....

Theo chamconkhoahoc.vn