Vinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo Slider

Biếng ăn luôn là nỗi lo của rất nhiều phụ huynh “con không ăn đồng nghĩa với kém phát triển về trí não và thể chất”. Để có thể khác phục được tình trạng biếng ăn này bạn cần phải biết được nguyên nhân gây biếng ăn của con mình là gì?

Nguyen nhan gay bieng an o tre

1. Biếng ăn sinh lý: Trẻ vẫn khỏe mạnh nhưng tự nhiên ăn ít đi trong vài ngày đến vài tuần nhưng không bị sụt cân. Các thời điểm này thường trùng với lúc bé biết lẫy, ngồi, đứng, đi... Sau đó, trẻ trở lại ăn uống bình thường.

2. Biếng ăn do tâm lý: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất. Trẻ biếng ăn khi có cảm giác bị ép buộc, bị dụ, bỏ rơi, bị gò bó hoặc bị đánh lừa. Các tình huống thường gặp trong thực tế:

- Bị ép bú bình trong khi chỉ thích bú mẹ.

- Ép ăn: Đánh mắng, la hét, buộc trẻ ăn hết định mức.

- Dụ trẻ: Cho trẻ xem tivi, chơi điện tử,… làm cho trẻ ăn không tập trung, ăn lâu, gây hiện tượng ngang bụng làm trẻ không muốn ăn cho dù ăn chưa được nhiều.
- Cha mẹ cho thuốc vào thức ăn, vào sữa làm cho trẻ sợ và không dám ăn.

3. Biếng ăn do trẻ bị ốm, bệnh hay do trẻ gặp khó khăn khi nhai nuốt

Trẻ bị ốm, bệnh làm cho vị giác thay đổi, ăn không ngon miệng và kén ăn, về lâu dài dẫn đến tình trạng biếng ăn. Ngoài ra, viêm amidan, mọc răng, nấm lưỡi, áp xe lợi,...gây đau khi trẻ nhai nuốt khiến trẻ biếng ăn. Trong khi điều trị nguyên nhân, mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ nuốt, uống thêm sữa và chia thành nhiều bữa nhỏ.

4. Biếng ăn do sai lầm trong chế biến thức ăn, chế độ ăn và thời gian chuyển tiếp chế độ ăn.
- Những sai lầm trong chế biến thức ăn cho trẻ:
+ Hầm khoai tây, cà rốt, củ dền, đậu, thịt... xay nhuyễn và cho trẻ ăn hết ngày này qua ngày nọ, gây cảm giác ngán.
+ Chỉ cho trẻ ăn nước rau, nước thịt, không cho ăn xác, lâu ngày dẫn đến tình trạng thiếu các chất dinh dưỡng.
+ Cho trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn đến lúc 2, 3 tuổi.
+ Nấu bột ăn dặm quá đặc khi trẻ mới tập ăn.

- Chế độ ăn không phù hợp, khẩu phần ăn thiếu cân đối:

+ Ăn thiên lệch: Thực đơn chỉ cho ăn thịt, trứng, sữa…

+ Ăn không đủ 04 nhóm thực phẩm (tinh bột, đạm, chất béo, vitamin – khoáng chất, protein)

- Thời gian chuyển tiếp chế độ ăn không phù hợp:
+ Ăn dặm quá sớm (trước khi trẻ tròn 04 tháng).
+ Ăn cơm quá sớm (trong khi răng trẻ chưa đủ để nhai cơm).

5. Do rối loạn chức năng tiêu hóa

Loạn khuẩn đường ruột, rối loạn sự co bóp và tiết dịch dạ dày ruột... dễ khiến trẻ buồn nôn, nôn trớ, đau bụng, tiêu chảy, đầy bụng, ăn không tiêu, táo bón... Hệ tiêu hóa hoạt động không bình thường ảnh hưởng rất lớn đến việc ăn uống của trẻ. Đa số các bé sẽ ăn trở lại bình thường sau một vài ngày và không quá một tuần. Nếu các triệu chứng rối loạn tiêu hóa có xu hướng nặng lên, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám.

Ngoài ra, việc thiếu men tiêu hóa (enzym tiêu hóa) cũng gây ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa thức ăn của trẻ như: đầy bụng, khó tiêu, …Do đó các mẹ có thể bổ sung thêm enzym tự nhiên giúp tăng cường chức năng tiêu hóa cho trẻ như: đu đủ, dừa, kiwi,..

Hồng Thắm