Vinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo Slider

Tại sao cho con ăn thật nhiều, bổ sung đầy đủ các chất nhưng con vẫn không lên cân? Đó là câu hỏi, là nỗi băn khoăn của rất nhiều phụ huynh khi có con trong độ tuổi ăn dặm. Các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra nguyên nhân chính là do trẻ kém hấp thu chất dinh dưỡng.

1.      Nguyên nhân trẻ kém hấp thu dưỡng chất

Tình trạng trẻ không hấp thu thức ăn nguyên nhân là do sự tổn thương của niêm mạc ruột non, do trẻ bị loạn khuẩn đường ruột hoặc do trẻ còn nhỏ, chưa có đủ men tiêu hóa ở dạ dày, gan, mật, nhưng các bậc phụ huynh lại cho trẻ ăn quá nhiều, cả những chất khó tiêu. Vì thế, trẻ sẽ kém hấp thu thức ăn.

Khi kém hấp thu thức ăn, trẻ sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa, có thể là đi phân sống, ăn nhiều nhưng vẫn gầy yếu. Hoặc dẫn đến tình trạng chướng bụng, đầy hơi và có thể biếng ăn hơn. Nếu tình trạng này kéo dài thì có thể gây ra tình trạng thiếu dinh dưỡng và thiếu máu ở trẻ

2.      Cách xử lý trẻ kém hấp thu thức ăn

Để giải quyết được vấn đề kém hấp thu của trẻ trước tiên các bậc phụ huynh cần phải tăng cường chức năng tiêu hóa cho trẻ. Vì khi bạn có trẻ ăn khoa học đến mấy mà chức năng tiêu hóa của trẻ không tốt thì trẻ cũng không thể hấp thu được dinh dưỡng.

- Bổ sung thêm lợi khuẩn giúp cân bằng hệ tiêu hóa cho trẻ khi trẻ bị ốm cần phải uống kháng sinh dài ngày, bị ngộ độc thức ăn,….

- Enzym tiêu hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa thức ăn thành dưỡng chất đi nuôi cơ thể. Vì thế, để trẻ tiêu hóa và hấp thu thức ăn dễ dàng, phụ huynh cần bổ sung enzym có lợi cho đường ruột như Lipase, α- Amylase, Protease, Lactase…,  kết hợp với chất xơ (Inulin và FOS) và các acid amin (Lysine, Taurin). Khi hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả, trẻ mới tăng cân và phát triển khỏe mạnh.

Các mẹ cũng nên lưu ý tẩy giun, sán định kỳ cho trẻ: Giai đoạn này trẻ thường không ý thức được sạch sẽ nên dễ bị lây nhiệm giun sán trong lúc chơi, khi giun sán có trong hệ tiêu hóa sẽ ăn mất dinh dưỡng của trẻ làm trẻ không có chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể dẫn tới gầy yếu.

Khi chức năng tiêu hóa của trẻ đã được củng cố thì các bậc phụ huynh cần phải có chế độ ăn và khẩu phần ăn hợp lý như:

- Ăn đủ số lượng cần thiết theo nhu cầu của từng trẻ. Bên cạnh đó, cũng cần nhớ rằng, khả năng tiêu hóa, hấp thu thức ăn của từng trẻ khác nhau nên có thể sẽ đủ với trẻ này, nhưng lại thiếu so với trẻ kia. Nên gia giảm thức ăn để trẻ có sự tiêu hóa phù hợp.

- Ăn đa dạng: Nếu chỉ ăn một loại thức ăn có thể sẽ làm cho cơ thể trẻ thiếu những chất khác từ những thức ăn khác và sẽ không có sự tăng trưởng toàn diện.

Nên bổ sung nhiều những vi chất quan trọng tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng, tăng khả năng hấp thu như Kẽm, Selen thông qua các loại thực phẩm tự nhiên hàng ngày như hải sản, thịt bò, thịt lợn, giá đỗ … giúp trẻ ăn ngon hơn và sức đề kháng cũng cao hơn. Nếu chỉ ăn nhiều mà không đủ các chất đạm, béo… cần thiết thì trẻ cũng khó tăng cân. Nhưng nếu ăn quá nhiều thì trẻ cũng khó hấp thu hết.

tre kem hap thu duong chat, nguyen nhan, giai phap

Bổ sung vi chất quan trọng tăng khả năng hấp thu thông qua các thực phẩm tự nhiên

- Thức ăn phù hợp với lứa tuổi: Ví dụ: với trẻ 6 tháng đang ở giai đoạn tập ăn dặm thì mỗi ngày chỉ nên ăn thêm ½ chén bột, vì giai đoạn này hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển toàn diện, trẻ tiêu hóa chủ yếu là các chất dinh dưỡng đã tinh chế sẵn như sữa. Còn trẻ 8 tháng thì hệ tiêu hóa đã bắt đầu thích ứng dần dần với đồ ăn thô nên có thể ăn ngày 2 lần cháo, mỗi bữa ½ chén. Trong cháo có 1 muỗng canh thịt xay, 1 muỗng canh rau và 1 muỗng canh dầu ăn. Không nên ăn quá nhiều một lúc và thời gian ăn cách nhau khoảng 2h để cho trẻ kịp tiêu hóa hết thức ăn của bữa trước.

Hồng Thắm