Thời tiết khi giao mùa rất dễ khiến cơ thể non nớt của bé phản ứng lại, dễ gây ra chứng cảm sốt và các mẹ thường nơm nớp lo sợ con sẽ bị ốm và tìm đủ mọi cách để phòng chống bệnh tật cho con. Tuy nhiên, những việc làm của cha mẹ tưởng chừng đơn giản nhưng có thể lại là nguyên nhân khiến con ốm yếu.
1. "Nhốt" con trong nhà
Lo sợ con mắc và tái phát bệnh khi thay đổi thời tiết, nhiều mẹ giữ khư khư bé trong nhà, không cho bé ra ngoài hoạt động. Điều này đã được các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo hoàn toàn không tốt cho bé, vừa làm giảm khả năng miễn dịch của trẻ, vừa ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý và kỹ năng vận động.
Việc cho bé ra ngoài "rong chơi" tuy làm tăng nguy cơ tiếp xúc với virus, vi khuẩn nhưng cũng vì vậy mà sức đề kháng được tăng lên đáng kể. Ngược lại, nếu mẹ cứ cố "bọc" con quá kĩ, không cho bé cơ hội tiếp xúc bên ngoài, bé sẽ khó có thể thích nghi với môi trường, dễ dàng mắc bệnh khi thay đổi thời tiết.
2. Cho con mặc bỉm 24/24
Nhiều bà mẹ vẫn sẵn sàng cho con mặc 24/24, vì nghĩ rằng việc đó sẽ tiện lợi và giúp trẻ có thể thoải mái hoạt động cả ngày. Điều này rất nguy hiểm vì bỉm để lâu có thể gây tổn hại đến sức khỏe và làn da của bé. Trẻ đóng bỉm suốt ngày bị dính nước tiểu dễ bị lở loét, ảnh hưởng xấu tới da và sức khỏe. Do đó, trẻ bị hăm là một điều khó tránh khỏi khi phải đóng bỉm thường xuyên Cách chăm trẻ sơ sinh không bị hăm tã mùa lạnh.
Cho trẻ dùng bỉm cả ngày sẽ gây cho trẻ một thói quen xấu là nếu buồn thì cứ bài tiết tự động trong bỉm. Nếu vấn đề này kéo dài dần dần trẻ sẽ mất phản xạ gọi để báo cho cha mẹ lúc cần đi khi đã biết nói. Kết quả là trẻ có thể đi tiểu không kiểm soát được hoặc hay bị tè dầm khi lớn.
Đặc biệt, việc dùng bỉm thường xuyên kéo dài ở bé trai còn gây hại cho tinh hoàn. Đeo bỉm thường bị kín hơi, lại bó sát vào cơ thể trẻ, dễ làm cho nhiệt độ tăng lên, trong khi đó nhiệt độ thích hợp nhất cho tinh hoàn bé trai là vào khoảng 34 độ C. Khi nhiệt độ tăng lên tới 37 độ C và nếu tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến tinh hoàn trong việc sản xuất tinh trùng sau này.
3. Để con ngủ trong phòng kín
Thời tiết giao mùa, ban đêm, nhiệt độ giảm mạnh, nhiều mẹ thường đóng kín cửa phòng khi con ngủ để tránh gió hoặc tránh không khí lạnh từ bên ngoài. Tuy nhiên, việc này đã làm hạn chế lượng oxy trong phòng, không khí ngột ngạt, bí bách do không được lưu thông, ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ và sức khỏe của bé.
Không những vậy, việc đóng kín phòng ngủ khi độ ẩm cao càng làm tăng lượng virus, vi khuẩn trong phòng, khiến nguy cơ bé mắc các bệnh về hô hấp càng tăng cao.
4. Để bụng bé bị nhiễm lạnh
Giữ ấm bụng cho bé trong ngày lạnh cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ dạ dày. Bởi nếu bị lạnh bụng, bé rất dễ bị tiêu chảy, đau bụng và các triệu chứng khác. Trong thời tiết lạnh với nhiệt độ thấp, bụng được giữ ấm, dạ dày hoạt động bình thường sẽ giúp bé tăng cường tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt hơn.
Trong mùa đông, bụng trẻ bị nhiễm lạnh rất dễ gây ra các bệnh như cúm, ho, sổ mũi… Khi nằm ngủ, trẻ rất đễ đạp chăn và bị nhiễm lạnh mà cha mẹ không kiểm soát được. Chính vì vậy, khi cho trẻ đi ngủ, cha mẹ nên để trẻ mặc một chiếc áo đủ ấm, có thể cho áo vào trong quần trẻ để khi đạp chăn bụng trẻ cũng không bị nhiễm lạnh.
Mẹ nên nhớ đeo cho bé một đôi tất. Đây là cách tốt để giữ ấm cho những ngón chân của bé khi trời lạnh. Đừng đắp quá nhiều chăn dày, nặng cho bé vì nóng quá sẽ làm bé tăng thoát nhiệt ở đầu, dẫn tới dễ bị đột tử khi ngủ. Để giúp bé có giấc ngủ ngon vào mùa đông, các mẹ hãy nhớ giữ ấm cho bé thật cẩn thận Mẹo giữ ấm cho bé yêu khi ngủ mùa đông.
5. Coi thường việc tăng sức đề kháng tự nhiên cho con
Một nguyên tắc bất di bất dịch trong chăm sóc sức khỏe cho bé mà mẹ cần phải nhớ là "phòng hơn chống". Việc tăng sức đề kháng cho bé là rất quan trọng nhưng nhiều mẹ lại chủ quan không để ý đến. Mẹ nên nhớ, dù mẹ có "phòng bị" tốt đến mức nào cũng không thể ngăn cản 100% các tác nhân gây bệnh. Bởi vậy, mẹ cần nâng cao sức đề kháng tự nhiên cho con, để bé tự chống lại sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus bằng cách cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé. Đồng thời, mẹ cũng đừng quên bổ sung các dưỡng chất cần thiết như kẽm, taurine, lysine, Thymomodulin giúp kích hoạt mạnh mẽ hệ miễn dịch nội sinh của trẻ lên tới 130%.