Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển và sức khỏe của cơ thể, đặc biệt trẻ trong giai đoạn vàng từ 1-3 tuổi. Nếu tình trạng cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể bị thiếu hụt nhiều và lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển và sức khỏe của trẻ đặc biệt là những hậu quả sau.
1. Trẻ chậm phát triển thể chất
- Trẻ chậm tăng cân, chậm lớn.
- Phát triển và hoàn thiện hệ cơ quan trong cơ thể chậm ví dụ như hệ tiêu hóa hoàn thiện chậm làm bé ăn uống khó tiêu đầy bụng, rối loạn tiêu hóa,...
- Giảm phát triển hệ cơ xương răng, ảnh hưởng chiều cao, tầm vóc.
2. Sức đề kháng yếu khiến trẻ dễ mắc bệnh
Suy ding dưỡng làm sức đề kháng của trẻ bị suy giảm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy… Tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài còn tạo điều kiện thuận lợi để các bệnh lý này xảy ra và kéo dài, bệnh lý làm cho trẻ ăn uống kém, nhu cầu năng lượng gia tăng và vì vậy suy dinh dưỡng ngày càng trở nên nặng nề hơn.
3. Chậm phát triển trí não
- Não bộ của trẻ sẽ được hình thành và hoàn thiện đến năm 6 tuổi. Chính vì thế giai đoạn này việc bổ sugn các chất dinh dưỡng: chất béo, chất đường, sắt, iốt, DHA, taurine... rất cần thiết cho trẻ. Nếu không được cung cấp đầy đủ trẻ có biểu hiện chậm chạp, giao tiếp xã hội kém, giảm học hỏi, tiếp thu, nhận thức tư duy kém,...
- Việc thiếu hụt chất dinh dưỡng còn làm trẻ ngủ không ngon không sâu giấc ảnh hưởng tới quá trình phát triển não bộ và hệ thần kinh
4. Tăng tỉ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi
Nếu tình trạng suy dinh dưỡng không được can thiệp kịp thời có thể gây tử vong ở trẻ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 54% trường hợp tử vong của trẻ dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển có liên quan đến thiếu dinh dưỡng ở mức độ vừa và nhẹ.
Để ngăn chặn được tình trạng xấu do thiếu hụt dinh dướng gây ra, các mẹ có chế độ ăn đa dạng mỗi bữa ăn cần có ít nhất 5 trong số 8 nhóm thực phẩm và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.
Theo chamconkhoahoc.vn