Vinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo Slider

Rối loạn tiêu hoá ở trẻ là một thuật ngữ thường dùng để chỉ những bất thường về chức năng dạ dày. Hệ tiêu hoá của bé còn quá yếu ớt, khi bộ phận này gặp phải những thức ăn khó tiêu, hoặc ăn uống không đúng cách, sẽ khiến trẻ dễ gặp phải chứng rối loạn tiêu hoá. Biểu hiện của việc rối loạn tiêu hoá là khi trẻ gặp phải các dấu hiệu như đầy hơi, khó tiêu, ợ hơi, táo bón, chướng bụng, phân sống, kém hấp thu hay lười biếng ăn..

1. Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hoá ở trẻ

- Do dùng thuốc kháng sinh: Việc cho trẻ dùng thuốc kháng sinh để chữa bệnh cũng là nguyên nhân gây ra những rối loạn tiêu hóa ở trẻ em. Vì khi thu nạp các loại thuốc có chứa kháng sinh, loại thuốc này không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn diệt luôn vi khuẩn có lợi gây nên những triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Hiện tượng rối loạn tiêu hoá ở trẻ kéo dài sẽ làm cho trẻ bị mắc những bệnh như: viêm đại tràng mãn tính dẫn đến suy dinh dưỡng, giảm miễn dịch ở trẻ.

tre dung thuoc khang sinh se bi roi loan tieu hoa

Dùng thuốc kháng sinh cũng là nguyên nhân chính làm trẻ bị rối loạn tiêu hoá

- Do sức đề kháng của trẻ còn yếu: Với trẻ nhỏ hệ miễn dịch vẫn còn yếu để có thể chống lại được môi trường bên ngoài nên đây cũng là điều kiện để các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập làm trẻ mắc bệnh rối loạn tiêu hoá.

- Do tâm lý của trẻ: Một nguyên nhân khá phổ biến gây nên chứng rối loạn tiêu hoá ở trẻ là do trạng thái tâm lí của trẻ vì lúc tâm lí không thoải mái sẽ khiến việc tiêu hoá của trẻ không thuận lợi, việc bài tiết men tiêu hóa và các enzyme cần thiết để phân hủy và hấp thụ thức ăn bị giảm sút khá đáng kể. Chính vì vậy, việc tạo cho trẻ tâm lý thoải mái, vui vẻ sẽ giúp trẻ phòng tránh rối loạn tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất tốt hơn.

- Do môi trường sống: Môi trường sống cũng là một trong những nguyên nhân gây nên rối loạn tiêu hoá ở trẻ vì khi trẻ sinh hoạt trong môi trường sống có chứa rất nhiều vi khuẩn thì vi khuẩn sẽ trực tiếp xâm nhập vào cơ thể bé và gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Mẹ nên có biện pháp ngăn chặn, giữ vệ sinh cho bé cẩn thận nhé.

- Do chế độ dinh dưỡng: Một chế độ ăn uống không hợp lý, giàu đạm, đường, chất béo... nhưng lại ít chất xơ, vitamin, chất khoáng... là nguyên nhân khiến trẻ dễ gặp các chứng rối loạn tiêu hoá ở trẻ.

2. Tác hại của rối loạn tiêu hoá ở trẻ

- Hậu quả thường gặp nhất do bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ gây ra là tình trạng trẻ kém hấp thu và bị suy dinh dưỡng.

tre bi suy dinh duong

Rối loạn tiêu hóa làm trẻ kém hấp thu và suy dinh dưỡng

- Bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ làm giảm tỷ lệ vị khuẩn có lợi trong đường ruột, giảm sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ tạo cơ hội cho một số vi khuẩn nguy hiểm xâm nhập và phát triển trong cơ thể gây ra các bệnh nguy hiểm như tả, lỵ, viêm đại tràng mãn tính…

- Nguy hiểm hơn, bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ với biểu hiện tiêu chảy kéo dài sẽ khiến trẻ bị mất nước, mất chất điện giải. Việc này dẫn tới nguy cơ trẻ bị suy nhược cơ thể, suy thận, hôn mê, thậm chí tử vong nếu không được bù nước và chất điện giải kịp thời.

- Ngoài ra, khi hệ miễn dịch của trẻ bị suy yếu, rối loạn tiêu hóa sẽ làm cho trẻ mệt mỏi, biếng ăn… ; Cơ thể không đủ lực cho trí óc tập trung, chỉ số trí tuệ MDI cũng thấp hơn so với những trẻ khỏe mạnh. Với sức khỏe bị suy kiệt, cũng khiến trẻ không muốn vận động, chơi đùa sẽ khiến trẻ chậm chạp, tính cách lập di, thậm chí trẻ có thể bị trầm cảm hoặc tự kỷ.