Vinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo SliderVinaora Nivo Slider

Tình trạng kém hấp thu có thể khiến trẻ thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết, không cung cấp đủ năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể. Nếu kéo dài, trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, kém phát triển về chiều cao, cân nặng. Để tránh được tình trạng này, mẹ cần lưu ý những điểm sau:

1. Loại bỏ thực phẩm khó tiêu trong thực đơn hàng ngày

Không giống người lớn, hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn non nớt, sức đề kháng kém, rất dễ bị rối loạn tiêu hóa do các thực phẩm khó tiêu gây ra. Khi bị khó tiêu đồng nghĩa với hệ tiêu hóa của trẻ đang "trục trặc", các niêm mạc ruột đang bị tổn thương, kéo theo việc suy giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng ở trẻ. Do đó, mẹ cần loại bỏ những thực phẩm khó tiêu ra khỏi thực đơn hàng ngày của con. Một số loại thực phẩm được cho là "thủ phạm" khiến trẻ kém hấp thu: hành tây, tỏi tây, chocolate, khoai tây chiên, gà rán, bắp cải, bông cải xanh, các loại đậu, thực phẩm nhiều đạm…

Tre kem hap thu nen han che an do chien xao

Các món chiên xào có nhiều dầu mỡ, gây cản trở khả năng hấp thu của trẻ

2. Bổ sung thực đơn bổ dưỡng và phù hợp với độ tuổi

Ngay khi nhận diện được những dấu hiệu kém hấp thu, mẹ cần phải đặc biệt chú ý tới khẩu phần ăn, giúp bé hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Mẹ cần cân bằng lại các nhóm thực phẩm trong chế độ ăn hàng ngày sao cho hợp với độ tuổi của trẻ, bên cạnh đó mẹ cần lưu ý, khả năng hấp thu thức ăn của từng bé khác nhau, nên không thể áp dụng chế độ ăn chung cho tất cả các trẻ. Do đó, mẹ nên xây dựng khẩu phần ăn đủ chất và đa dạng, cung cấp năng lượng cần thiết theo nhu cầu hoạt động của trẻ, giúp bé phát triển toàn diện. Để có "thực đơn chuẩn" nhất, mẹ nên có sự tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng, tránh tình trạng sức khỏe của bé và khẩu phần ăn "lệch" nhau.

3. Cẩn thận với chứng táo bón

Táo bón là chứng phổ biến thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nguyên nhân đa số là do ăn ít chất xơ, không uống đủ nước và không đi đại tiện theo đúng giờ. Nếu trẻ đang ở trong tình trạng kém hấp thu gặp phải chứng táo bón sẽ gây ra những hậu quả khôn lường bởi táo bón làm tích tụ chất độc trong ống tiêu hóa khiến cho tình trạng kém hấp thu của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn. Để tăng cường khả năng hấp thu và không bị táo bón cho bé, mẹ nên bổ sung thêm rau củ quả, kết hợp uống thêm nước hoa quả tươi.

4. Tăng cường hoạt động thể chất

tang kha nang hap thu khi tre hoat dong the chat

Tăng cường hoạt động thể chất phù hợp với độ tuổi mỗi ngày, giúp tăng khả năng hấp thu dưỡng chất ở trẻ

Hoạt động thể chất rất quan trọng đối với sức khỏe của mọi lứa tuổi, nhất là trẻ nhỏ. Khi trẻ hoạt động thể chất sẽ giúp kích thích các cơ và tuyến giáp hoạt động, tạo cảm giác thèm ăn, tăng cường sức đề kháng, cải thiện công suất làm việc của hệ tiêu hóa, đảm bảo khả năng hấp thu dưỡng chất ở trẻ, giảm lượng calo dư thừa tích tụ lại thành mỡ. Các bé nên có bài tập phù hợp với thể lực, tối thiểu 1 giờ mỗi ngày. Có thể không vận động liên tục trong 60 phút mỗi ngày mà chia thành các đợt vận động, vui chơi nhỏ cho bé trong ngày.

Hồng Thắm