Biếng ăn ở trẻ là nỗi lo thường trực của nhiều bậc phụ huynh khi nuôi con nhỏ. Làm cách nào khuyến khích trẻ hào hứng với bữa ăn, ăn nhiều hơn, tăng sức đề kháng để trẻ phát triển toàn diện? Các nguyên tắc dưới đây sẽ giải tỏa nỗi lo của mẹ.
1. Lên thời gian biểu cho bữa ăn
Đối với những trẻ biếng ăn thì cha mẹ cần lên một thời gian biểu các bữa ăn cho trẻ. Từng giờ, từng món ăn phải cố định, mỗi bữa chính bao nhiêu phút, bữa phụ bao phút… Khi tới bữa, cần cho trẻ ăn đừng thấy trẻ biếng ăn mà quên một bữa nào đó. Đây là thói quen để "nhắc" trẻ ăn uống đúng giờ, nề nếp.
Mặc khác, một trẻ đã lười ăn thì nhìn vào bát cơm hay bát bột to, đầy sẽ càng sợ. Nếu trẻ biết nói, trong trường hợp này chúng thường "mặc cả" để ăn giảm. Vì vậy, bạn có thể thay bằng chiếc đĩa để phần thức ăn có vẻ vơi đi, khiến trẻ nghĩ mình được ăn ít.
2. Chọn đồ ăn vặt có giá trị dinh dưỡng
Hầu như trẻ nào cũng thích ăn vặt, các loại bánh kẹo, nước ngọt thường là món mà trẻ thích. Bạn không thể cấm hoàn toàn trẻ ăn vặt, nhưng bạn có thể hạn chế những thức ăn này và thay vào đó nên dùng những thực phẩm ăn vặt giàu dinh dưỡng như hoa quả, sữa chua, lương khô…
Lựa chọn đồ ăn vặt có giá trị dinh dưỡng cho trẻ một cách hợp lý
Khi ăn vặt thì phải cách bữa ăn chính ít nhất 1 giờ đồng hồ, nếu không, bạn sẽ bắt gặp tình trạng "khó ưa" khi trẻ lười ăn, dẫn đến việc nổi cáu làm trẻ sợ, ăn bát cơm, bát bột chan nước mặt thì càng làm sự việc trở nên khó giải quyết.
3. Không nên để trẻ vừa ăn, vừa xem
Nhiều mẹ cho rằng việc vừa ăn vừa xem khiến con họ có vẻ ăn nhanh hơn. Nhưng thói quen này sẽ làm ảnh hưởng tới dạ dày, vị giác của trẻ. Bởi lúc này trẻ thường chú ý vào xem nên không biết các vị của thức ăn, không cảm thấy ngon. Ngược lại, có những trường hợp vừa ăn vừa xem, nó giúp trẻ không chạy nhảy nhưng có trẻ cứ "há hốc mồm" hoặc ngậm mà không nuốt, chỉ chú ý tới chiếc ti vi. Bạn nên thay vào đó kể chuyện vui xung quanh các món ăn, cách nấu nếu trẻ đã biết nghe chuyện…
4. Thường xuyên thay đổi món cho trẻ
Nhiều người thấy con thích ăn cháo gà, nên ngày nào cũng nấu, cho đến khi trẻ chán hẳn mới thôi. Nếu bạn làm như vậy thì vô hình chung cũng làm trẻ chán cả những món khác, vì ngửi thấy cái gì cũng có mùi "cháo gà". Bạn hãy thay đổi món ăn trong ngày để trẻ được bổ sung đa dạng các chất dinh dưỡng và giúp trẻ có cảm giác thích thú, đón nhận những bữa ăn sau.
Thường xuyên thay đổi món ăn cho trẻ giúp trẻ thích thú ăn và hấp thụ đa dạng chất dinh dưỡng
5. Giúp trẻ ăn ngon miệng một cách tự nhiên
Bằng cách cho trẻ sử dụng men vi sinh (vi khuẩn có lợi) giúp tăng cường hệ tiêu hoá của trẻ. Các vi khuẩn này có tác dụng lên men thức ăn, tổng hợp 1 số loại vitamin và ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn có hại, hạn chế nhiễm trùng đường tiêu hóa, giúp cho hệ miễn dịch tại đường ruột tăng cường hoạt động. Nhờ đó, hệ tiêu hoá khoẻ mạnh để thực hiện tốt chức năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon hơn.